Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Nếu không tạo điều kiện tốt nhất cho tôm sống, sẽ làm tôm dễ mắc bệnh, sinh trưởng vá phát triển chậm. Điều này gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng khi xuất bán. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều bệnh loại bệnh. Dưới đây là một vài chia sẻ về cách xử lý nước nuôi tôm làm sao hiệu quả.
Các bước xử lý nước trước khi thả tôm vào nuôi
- Bước 1: Cấp nước vào ao và lắng qua túi lọc bằng vải dày nhằm loại bỏ các chất rác, ấu trùng, tôm, cua, còng, ốc, côn trùng, cá. Lắng trong khoảng 3-7 ngày.
- Bước 2: Kích thích nở của trứng tôm, ốc, côn trùng, cá bằng cách chạy quạt nước liên tục trong 2-3 ngày.
- Bước 3: Sử dụng Chlorine với nồng độ 20-30 ppm (20-30 kg/1.000m3 nước) hoặc sử dụng thuốc tím (KMnO4), BKC (Benzalkonium Chloride) ≥ 50%, hoặc hợp chất Iodine ≥ 10% để diệt tạp chất và vi khuẩn trong nước hoặc sử dụng công nghệ ozone diệt khuẩn.
- Lưu ý: Chỉ sử dụng một trong các loại hoá chất: thuốc tím, Chlorine, BKC hoặc Iodine. Nếu sử dụng Chlorine để diệt trùng, trước đó từ 3-5 ngày không sử dụng vôi vì vôi làm tăng pH và giảm khả năng diệt trùng của Chlorine.
- Bước 4: Quạt nước liên tục trong 10 ngày để phân hủy dư lượng Chlorine. Kiểm tra nồng độ Chlorine trong nước bằng thuốc thử.
- Bước 5: Lấy nước từ ao chứa đã được xử lý qua túi lọc để đưa vào ao nuôi.
Việc ứng dụng ozone trong nuôi trồng thủy sản là công nghệ được sử dụng phổ biến tại các nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản,.. và kết quả mang lại nhưng lợi ích hết sức to lớn cho người nuôi trồng thủy sản cũng như cải thiện môi trường.
Cường Thịnh đã ứng dụng công nghệ Ozone cho các hộ chăn nuôi thủy hải sản nói chung và các hộ chăn nuôi tôm nói riêng, Xử lý nước nuôi tôm bằng công nghệ ozone được người chăn nuôi đánh giá tốt vì hiệu quả mang lại rất cao.
Xử lý nước nuôi tôm bằng công nghệ ozone
Ozone có tác dụng diệt khuẩn trong nước rất hữu hiệu, nếu nước chỉ chứa vi khuẩn thì lượng ozone đưa vào chỉ cần rất nhỏ, 0,5 ppm đã có thể đạt hiệu suất sát khuẩn trên 97%. Người ta đã quan sát thấy rằng lượng ozone dư bằng 0,45 ppm chỉ sau 2 phút siêu vi trùng có thể bị tiêu diệt, trong khi đó phải cần đến 1 ppm chlorine và thời gian tiếp xúc đến 3 giờ mới cho kết quả tương tự. Ngoài ra ozone còn có khả năng oxy hoá các hợp chất hữu cơ gây ra màu, mùi vị trong nước tốt hơn chlorine. Ngoài khả năng diệt khuẩn, ozone còn có khả năng phân huỷ các khí độc hại trong môi trường nước như: NO2-, H2S và kết tủa một số kim loại nặng Fe2+, Mn2+ …
Ngoài các chức năng trên ozone còn có khả năng làm kết tụ các vật chất lơ lửng trong nước, phân huỷ các hợp chất hữu cơ… Ozone là chất oxy hoá rất mạnh, hoàn toàn có thể thay thế các hoá chất trong xử lý nước.
Ozone có tác dụng diệt khuẩn trong nước rất hữu hiệu, nếu nước chỉ chứa vi khuẩn thì lượng ozone đưa vào chỉ cần rất nhỏ, 0,5 ppm đã có thể đạt hiệu suất sát khuẩn trên 97%. Người ta đã quan sát thấy rằng lượng ozone dư bằng 0,45 ppm chỉ sau 2 phút siêu vi trùng có thể bị tiêu diệt, trong khi đó phải cần đến 1 ppm chlorine và thời gian tiếp xúc đến 3 giờ mới cho kết quả tương tự. Ngoài ra ozone còn có khả năng oxy hoá các hợp chất hữu cơ gây ra màu, mùi vị trong nước tốt hơn chlorine. Ngoài khả năng diệt khuẩn, ozone còn có khả năng phân huỷ các khí độc hại trong môi trường nước như: NO2-, H2S và kết tủa một số kim loại nặng Fe2+, Mn2+ …
Ngoài các chức năng trên ozone còn có khả năng làm kết tụ các vật chất lơ lửng trong nước, phân huỷ các hợp chất hữu cơ… Ozone là chất oxy hoá rất mạnh, hoàn toàn có thể thay thế các hoá chất trong xử lý nước.
Trong nuôi thủy sản Ozone được sử dụng như chất đặc biệt trong khâu sau cùng của quá trình xử lý nước nhằm lọai bỏ vi khuẩn mà không cần đến hóa chất khử trùng để diệt khuẩn. Sục ozone trong khoảng thời gian 4 phút với nồng độ 0,4 ppm có thể tiêu diệt vi khuẩn và 99,9% khả năng hoạt động của virus. Sản phẩm của quá trình ozone hoá thường là các chất giàu oxy và giảm phân tử lượng các hoá chất. Phương pháp xử lý nước cho các trại sản xuất giống tôm, cá bằng công nghệ ozone đã được áp dụng nhiều nơi trên thế giới, kết quả ứng dụng đã đem lại năng suất cao và giảm tỷ lệ thất bại.
Hiệu quả mang lại khi sử dụng hệ thống Ozone trong nuôi tôm
- Tăng sức đề kháng, hạn chế được bệnh của vật nuôi. Tôm phát triển đồng đều, màu sắc tự nhiên
- Tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ virus gây bệnh, khử màu các chất vô cơ và hữu cơ
- Khử mùi hóa chất có trong nước, mùi chất hữu cơ lên men hôi thối, mùi tanh của động vật thủy sản
- Tăng nhanh môi trường oxy hóa giúp môi trường nước không còn ô nhiễm. Giữ môi trường ao nuôi (nước) không bị ô nhiễm trong suốt quá trình nuôi
- Tăng tốc độ sinh trưởng, diệt mầm bệnh, giảm chất hữu cơ trong nước
- Tăng hiệu suất sử dụng thức ăn của thủy hải sản
- Sát khuẩn; Tiêu độc; Làm sạch; Điều chỉnh độ pH; tăng lượng oxy hòa tan của nước ăn uống, nước sinh hoạt, nước nuôi trồng chế biến thủy sản.
- Làm nước ngậm Ozone điện tích âm để sản xuất băng đá Ozone dùng trong chế biến thủy sản, bảo quản khi đánh bắt hoặc vận chuyển thủy sản đường dài.
- Tăng thu nhập do tăng trọng lượng tôm và tăng cường độ phân hủy đối với các thức ăn thối rữa lắng đọng.
- Tiết kiệm chi phí do điện năng tiêu thụ thấp.
- Hạn chế thay nước, giúp tránh rủi ro do mầm bệnh từ ngoài đưa vào Tùy theo diện tích nuôi, môi trường cần xử lý, mật độ vật nuôi mà có loại máy xử lý phù hợp.