MÁY XỬ LÝ NƯỚC OZONE CHO BỂ NUÔI CÁ CẢNH

LIÊN HỆ

Máy Ozone Công Nghiệp

Máy Ozone Công Nghiệp Z-20S (20g/h)

LIÊN HỆ
2.000.000

Máy Ozone Xử Lý Nước

Máy Xử Lý Nước Ozone Z-2 (2g/h)

2.500.000

Nếu bạn là một người đam mê cá hay nuôi cá cảnh kinh doanh thì bạn biết tầm quan trọng của việc giữ cho bể sạch sẽ. Cách xử lý nước nuôi cá cảnh bằng ozone được sử dụng rất rộng rãi để giúp giữ cho nước trong bể luôn sạch sẽ. Xử lý triệt để các vấn đề nguồn gốc gây ô nhiễm nguồn nước đảm bảo giúp cá cảnh phát triển tốt.

Hiện trạng các loại nguồn nước cần quan tâm trong nuôi cá cảnh

Nước nuôi cá cảnh là yếu tố quan trọng hàng đầu vì đa số các loài cá kiểng rất mẫn cảm với mùi và vị của nước. Nếu nuôi cá kiểng trong môi trường nước không tốt và độ pH không thích hợp thì cá khó sống và bị chết. Một số yếu tố cần quan tâm đối với nguồn nước cung cấp cho việc nuôi cá kiểng

Ứng dụng Ozone xử lý nước bể nuôi cá cảnh
Ứng dụng Ozone xử lý nước bể nuôi cá cảnh

Nước mưa

Chỉ được gọi là nước tương đối sạch vì khi mưa xuống sẽ cuốn theo một lượng bụi và các vi sinh vật. Đặc biệt là nước mưa sẽ cuốn theo các khí như: CO2, NO2, SO2, … làm tăng tính axit của nước (pH giảm). Nước mưa cần phải được xử lý trước khi bơm vào bể cá sử dụng cho mục đích nuôi cá kiểng.

Nước máy

Được gọi là nước sạch nhưng ta phải đánh giá các yếu tố:

  • Dư lượng thuốc khử trùng (Chlorine) trong nước máy có thể làm hại cho cá và làm chết cá. Tỉ lệ chết cá có thể lên tới 95% so với các nguồn nước khác
  • Đường ống cấp nước lâu ngày có thể bị gỉ sét, bị mài mòn, …..Làm cho nước sẽ bị nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn,…..

Nước máy cũng cần được xử lý trước khi sử dụng cho việc nuôi cá kiểng.

Nước giếng

Trong nước giếng thường chứa hàm lượng sắt, mangan cao và các vi khuẩn. Khi nuôi một thời gian khiến cá bị nhiễm kim loại nặng, phát triển không tốt….Nước giếng cũng cần phải xử lý trước khi sử dụng cho mục đích nuôi cá kiểng.

Nước ao, sông, suối, hồ

Nguồn nước này thường bị ô nhiễm đo nước thải xả vào. Nước ao, hồ, sông, suối cũng cần phải được xử lý nếu sử dụng cho mục đích nuôi cá cảnh

Nguồn nước lý tưởng nhất tạo điều kiện cho cá cảnh sinh sống là cần đảm bảo sạch sẽ, không bị nhiễm các kim loại nặng, hóa chất, vi khuẩn hoặc chất gây hại khác. Bên cạnh đó, trong quá trình sống và phát triển của cá cảnh cần cung cấp khí oxy, bể cá luôn sạch sẽ, phòng ngừa khả năng gây bệnh và lây lan bệnh từ bên ngoài

Ứng dụng máy Ozone – Công nghệ ozone xử lý nước nuôi cá cảnh và cá giống

Xử lý nguồn nước trước khi nuôi

Đây được xem là khâu quan trọng nhất, nguồn nước cấp cho quá trình nuôi cá kiểng phải đạt một số tiêu chuẩn nhất định.

Ví dụ:

  • Nguồn nước phải đảm bảo lượng oxi hòa tan (DO) mgO2 > 7.5 mg, pH = 6.5
  • 5 lượng chất rắn lơ lửng trong nước SS < 5 mg/l
  • Ngoài ra còn có một số tiêu chuẩn khác như: COD, BOD, …..

Vai trò của Ozone trong xử lý nước trước khi nuôi:

– Khử trùng: Với khả năng oxi hóa cực mạnh, Ozone diệt hầu hết các vi khuẩn, virus, các loại vi sinh vật gây bệnh trong nước. Các mầm bệnh này dễ dàng lây sang cá nuôi.

Đối với nước cấp hoặc nước ngầm thì lượng vi khuẩn không đáng kể. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng nguồn nước mặt ở sông, ao hồ, … thì giai đoạn khử trùng nước trước khi nuôi được xem là giai đoạn thiết yếu. Do nguồn nước mặt hiện nay đang bị ô nhiễm nặng, trong nước chứa rất nhiều vi sinh vật gây bệnh.

– Phân giải hóa chất, độc tố: Ozone phân giải các loại hóa chất hữu cơ, các kim loại nặng, các hợp chất mang mùi hoặc vị lạ có trong nước. Ozone có thể giải độc tố botulium (độc tố thần kinh do vi khuẩn Clostridium botulinum tạo ra) trong nước ngọt ở nồng độ 0,01 ppm ozone với thời gian tiếp xúc dưới 60 giây.

Ứng dụng máy ozone xử lý nước cho bể nuôi cá cảnh
Ứng dụng máy ozone xử lý nước cho bể nuôi cá cảnh

⇒ Xử lý nước máy bằng Ozone để nuôi cá cảnh

Mặc dù được xem là nguồn nước tương đối sạch so với các nguồn nước khác, tuy nhiên nguồn nước này không thể đưa trực tiếp vào nuôi cá kiểng. Dư lượng Chlorine trong nước mà nhà máy sử dụng để khử trùng ở giai đoạn cuối cùng ở hệ thống xử lý nước sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của cá cảnh.

Trước đây để loại bỏ dư lượng Chlorin người ta thường: “làm mát” bằng cách đưa nước ra ngoài trời, phơi nước ở nơi có ánh nắng để Chlorine bốc hơi mất 1- 2 ngày. Ngày nay máy tạo Ozone được dùng vừa khử trùng nước, vừa loại bỏ dư lượng Chlorine trong nguồn nước máy.

⇒ Xử lý nước giếng để nuôi cá cảnh bằng Ozone

Lắp đặt hệ thống lọc nước giếng khoan kết hợp khử trùng bằng máy ozone để loại bỏ đi tạp chất, kim loại nặng, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, đáp ứng được độ pH từ 7-7.5 để cá cảnh phát triển bình thường.

Ozone xử lý nguồn nước mặt (ao, hồ, suối) nuôi cá

Nguồn nước này bị ô nhiễm nặng do lượng nước thải từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp thải vào môi trường. Một lượng lớn thành phần các hợp chất độc hại như chất phụ gia, kim loại năng từ các nhà máy luyện kim có trong nguồn nước.

Hướng dẫn sử dụng máy ozone xử lý nước:

Sục khí Ozone trực tiếp vào nguồn nước với hàm lượng Ozone và thời gian xử lý phù hợp với từng nguồn nước khác nhau.

Ví dụ: Cần xử lý mặt nước mặt (sông, ao, hồ) nên sử dụng thiết bị tạo khí Ozone có công suất 100mg/l, thời gian sử dụng khoảng 30 – 40 phút. Đây là thời gian trung bình, tuy nhiên có thể xử lý lâu hơn, hoặc ít hơn tùy theo nguồn nước bẩn nhiều hay ít.

Đối với nguồn nước máy, nếu đã qua xử lý Ozone thì có thể dùng với thời gian và hàm lượng xử lý tương tự như đối với nguồn nước mặt.

Xử lý nguồn nước trong suốt quá trình nuôi cá

Trong khi nuôi nguồn nước bể cá sẽ bị ô nhiễm trở lại bởi các hoạt động sau:

  • Lượng thức ăn thừa lại trong nước do sử dụng không hết, lâu ngày phân rã trong nước, làm vẩn đục, hôi. Đặc biệt là nguồn thức ăn từ chế biến, lượng vitamin trong thứa ăn phân hủy làm biến đổi lượng oxy hòa tan trong nước.
  • Chất thải của cá trong quá trình nuôi cũng là tác nhân trong việc làm ô nhiễm nguồn nước. Trước đây người ta vẫn thường quản lý nguồn nước trong quá trình nuôi cá kiểng bằng cách bơm trực tiếp khí oxy vào hồ, ao nuôi,…

Vai trò của Ozone trong việc xử lý nguồn nước trong khi nuôi:

  • Xử lý các hợp chất ô nhiễm hình thành từ nguồn thức ăn thừa còn lại trong nước
  • Xử lý lượng chất thải của cá trong suốt quá trình nuôi
  • Cung cấp Oxy hòa tan trong nước, giúp cá hô hấp dễ dàng hơn
  • Xử lý nguồn không khí trong khi bơm vào ao, hồ nuôi, có thể kết hợp thiết bị tạo khí Ozone với dàn bơm khí oxy trước đây.

Như vậy, trong quá trình nuôi cá cảnh, Ozone giúp duy trì nguồn nước sạch cho quá trình nuôi, hạn chế số lần thay nước, tiết kiệm chi phí. Ngoài ra việc thay nước nhiều lần cũng ảnh hưởng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cá.

Cách sử dụng thiết bị tạo khí Ozone trong quá trình nuôi:

Thông thường đối với nguồn nước trong quá trình nuôi cá kiểng thì hàm lượng Ozone từ 0.1 mg/l đến 1mg/l trong 1 lít nước. Trong thời gian 1 phút có thể diệt được 99% vi khuẩn, virus, mầm bệnh.

Tuy nhiên chỉ cần hàm lượng nhỏ 0.02 mg/l đến 0.05 mg/l O3 trong 1 lít nước trong thời gian 5 phút đủ để xử lý nguồn nước ngay trong quá trình nuôi.

Kết luận

  • Hiệu quả của việc sử dụng thiết bị tạo khí Ozone trong kỹ thuật nuôi cá kiểng càng cao khi sử dụng đúng theo hướng dẫn để có được hàm lượng và thời gian xử lý thích hợp. Không gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cá.
  • Ozone giúp cung cấp nguồn nước sạch cho cá từ khâu chuẩn bị nước đến khâu bảo dưỡng nguồn nước trong quá trình nuôi. Sau khi xử lý, Ozone phân hủy tạo thành Oxy hòa tan trong nước, cung cấp nguồn oxi cho cá, không để lại dư lượng độc trong nước
  • Phương pháp sử dụng lắp đặt, vận hành khá đơn giản.
  • Ít tốn kém, sử dụng lâu dài
  • Kết hợp được nhiều phương pháp nuôi khác