Để kiểm soát chất lượng nước, kiểm soát vi sinh vật gây bệnh Ozone được ứng dụng trong quá trình nuôi trồng tôm nhằm đảm bảo chất lượng nước và an toàn cho sự sinh trưởng phát triển của tôm.

Ozone ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản do có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các phương pháp xử lý nước truyền thống. Ozone loại bỏ một cách hiệu quả các chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, màu nước và nitrat. Đồng thời ozone không tích tụ dư lượng mà sẽ phân rã thành oxy, không để lại dư lượng có hại trong nước. Ứng dụng ozone trong nuôi trồng thủy sản chính là phòng ngừa và loại bỏ mầm bệnh cho tôm cá, tạo môi trường và điều kiện tốt nhất cho vật nuôi phát triển ổn định.

Nhờ khả năng oxy hoá cực mạnh, Ozone phá vỡ màng tế bào và phá huỷ các enzyme của vi sinh vật và tiêu diệt chúng. Khả năng diệt khuẩn của Ozone với vi khuẩn, vi-rút, nấm mốc, men và các bào tử của chúng. Tốc độ sát khuẩn của Ozone cao gấp 3100 lần so với Chlorine mà không để lại tồn lưu hoá chất độc hại cho môi trường. Với hàm lượng Ozone trong nước khoảng 0,1 – 1 ppm trong khoảng thời gian 1-2 phút đủ sức tiêu diệt đến 99% số vi khuẩn trong nước.

Ngoài khả năng khử trùng cao, Ozone cũng oxy hoá hiệu quả các chất vô cơ, các kim loại nặng trong nước như Sắt và Mangan. Đặc biệt Ozone phá vỡ dễ dàng các phân từ mạch vòng trong thuốc trừ sâu nên rất hiệu quả trong việc khử truốc trừ sâu trong nước.

Sử dụng Ozone trong môi trường nước biển có thể tạo ra một số hợp chất tương đối bền gốc Brôm như Bromine, Bromate hay axit hypobromous. Các chất này có tính độc đối với động vật thuỷ sinh, tuy nhiên chưa có nghiên cứu xác định gây độc tôm cá. Ozone cũng thường được dùng để khử độc nước biển bị hiện tượng “hồng triều” (triều đỏ) do sự phát triển quá mức của các loài tảo độc trong nước biển. Các loài tảo độc này tiết chất độc vào trong nước biển có thể chết toàn bộ các loài tôm cá và thuỷ sinh trên vùng biển bị ảnh hưởng của hồng triều.

Ứng dụng Ozone trong nghề nuôi tôm

Sử dụng công nghệ Ozone xử lý nước có thể thay thế hóa chất, kháng sinh nhằm cải thiện chất lượng nước, hạn chế dịch bệnh cho vật nuôi.

Ozone ứng dụng trong các quy trình hoạt động nghề nuôi tôm biển như trong ương nuôi ấu trùng (sản xuất tôm giống), nuôi vỗ tôm mẹ, thuần dưỡng tôm giống và nuôi tôm thịt.

1. Sản xuất tôm giống

Ozone được ứng dụng trong sản xuất giống tôm biển ở khâu xử lý nước và khử trùng trại giống. Ozone hoàn toàn có thể thay thế Chlorine trong xử lý nước trước khi thả ương ấu trùng. Tuy nhiên, nước phải qua quá trình lắng lọc kỹ trước khi xử lý Ozone. Quá trình này có thể mất nhiều thời gian nếu nguồn nước ban đầu có độ đục cao. Một giải pháp cải tiến hơn là sử dụng kết hợp Chlorine (liều nhẹ 5-15ppm) với Ozone. Chlorine làm nước lắng nhanh hơn quá trình lắng tự nhiên giúp rút ngắn quá trình xử lý nước bằng Ozone. Giai đoạn đầu Ozone tác dụng mạnh với Chlorine (đối với bể 6m3 sau 4 giờ hết Chlorine). Giai đoạn 2 tích luỹ đủ nồng độ sẽ khử trùng. Sau khi xử lý nước bằng Ozone xong để nửa giờ cho Ozone phân huỷ thành oxy mới thả giống. Nếu chưa dùng nước ngay ta phải xử lý định kỳ 8 giờ/lần, mỗi lần hai tiếng để chống vi khuẩn phát triển trở lại do mặt nước tiếp xúc với không khí.

Ứng dụng Ozone trong sản xuất tôm giống
Ứng dụng Ozone trong sản xuất tôm giống

Ozone còn ứng dụng xử lý nước bể đang ương ấu trùng bằng cách kết hợp Ozone với bộ tách đạm trong hệ thống tuần hoàn. Xử lý định kỳ 1-2 ngày/lần trực tiếp vào bể ương ấu trùng. Mục đích duy trì chất lượng nước nhờ khả năng oxy hoá các chất thải của tôm và thức ăn dư thừa trong bể ương đồng thời hạn chế sự phát triển của mầm bệnh.

Ngoài việc khử trùng nước, ozone cũng được dùng để khử trùng không gian trong trại giúp hạn chế lây lan vi khuẩn gây bệnh trong không khí trên bề mặt bể ương nuôi.

Sử dụng Ozone trong bể ương tôm có thể thay thế các hoá chất và kháng sinh ngừa bệnh góp phần hạn chế sử dụng hoá chất độc hại. Ấu trùng tôm phát triển khỏe mạnh, đồng đều, nâng cao chất lượng con giống

2. Nuôi vỗ tôm mẹ

Trong nuôi tôm bố mẹ, O3 xử lý nước giúp hạn chế được dịch bệnh do virus, vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, ứng dụng Ozone trong nuôi vỗ tôm mẹ đến nay vẫn chưa được phổ biến.

Tại Trại sản xuất tôm giống thực nghiệm của Khoa Thuỷ Sản Đại học Cần Thơ bước đầu cho thấy khi sục khí Ozone định kỳ vào bể nuôi vỗ sẽ ngăn ngừa rất hữu hiệu một số bệnh thường thấy trên tôm bố mẹ như ký sinh trùng, mòn đuôi, hoại tử, đen mang. Khi sử dụng Ozon so với sử dụng hoá chất (formaline, Malachite green,…) thì Ozone cho hiệu quả tốt hơn. Tôm mẹ nuôi vỗ có xử lý Ozone có biểu hiện bên ngoài rất tốt so với tôm nuôi vỗ thông thường.

Ứng dụng công nghệ Ozone trong nuôi tôm hiện đại, xử lý nguồn nước
Ứng dụng công nghệ Ozone trong nuôi tôm hiện đại, xử lý nguồn nước

3. Nuôi tôm thương phẩm

Đối với nuôi tôm thương phẩm, O3 làm tăng lượng ôxy hòa tan, phân hủy độc tố trong nước (NH3, H2S) và hạn chế tối đa việc thay nước. Khi sử dụng cần xác định liều lượng Ozone sử dụng thích hợp trong khoảng thời gian hợp lý tại những vị trí cần thiết nhằm tăng hiệu quả và hạn chế ảnh hưởng tới vật nuôi

Một số thử nghiệm ban đầu tại Thái Lan cho thấy khi sục Ozone vào ao nuôi tôm biển ở mức 0,1-2 ppm trong khoảng thời gian 18 giờ/ngày, sẽ làm giảm tổng số vi khuẩn, NO2- và NO3- trong nước ao. Tăng trọng của tôm nuôi tỉ lệ thuận với liều lượng Ozone sục vào ao.

Công nghệ Ozone nuôi tôm thương phẩm, tôm phát triển khỏe mạnh năng suất cao
Công nghệ Ozone nuôi tôm thương phẩm, tôm phát triển khỏe mạnh năng suất cao

Tuy công nghệ Ozone hiệu quả trong xử lý nước nuôi trồng thủy sản tôm cá nhưng do thiết bị máy ozone khá đắt nên không nhiều cơ sở trang trại đầu tư. Các ứng dụng lắp đặt máy Ozone chủ yếu ở trại giống tôm của cá biển và một số ao nuôi tôm cá công nghiệp.

Bạn cũng quan tâm tới các thông tin:

Một số giải pháp kỹ thuật ứng dụng Ozone trong nuôi tôm biển

1. Bộ tách đạm

Hay còn gọi là bộ tách bọt, chúng rất hiệu quả trong việc tách hoạt động bề mặt, các chất hữu cơ hoà tan và các hạt lơ lững được tạo ra trong nước bể nuôi đặc biệt là trong các bể nuôi mật độ cao. Thiết bị này có thể sử dụng độc lập hay có thể kết hợp với lọc sinh học. Việc tách bọt hiệu quả cao đời hỏi tỉ lệ khí/nước cao và thời gian tiếp xúc giữa khí và nước càng lâu càng tốt. Kích thước bọt khí là yếu tố rất quan trọng. Bọt khí càng nhỏ thì quả tách bọtt càng cao. Kích thước bọt khí lý tưởng nhất là 0,5 – 0, 8 mm đường kính. Có nhiều phương pháp khác nhau để tạo bọt nhỏ như thế, phổ biến nhất là dùng máy khuấy trộn do tính hiệu quả cao của nó.

Khi đưa Ozone vào hệ thống tách đạm thay vì không khí thường, tác dụng tách bọt sẽ tăng lên. Ngoài tác dụng tách bọt đã nêu, Ozone còn giúp oxy hoá các chất hữu cơ thành các dạng dẽ hoà tan hơn và bị cuốn theo bọt ra ngoài. Hơn nữa Ozone còn tiêu diệt vi khuẩn trong nước và loại thải chúng ra ngoài dưới dạng bọt nên sẽ làm cho nước vừa sạch hơn vừa an toàn hơn cho tôm nuôi.

Khi kết hợp với lọc sinh học, bộ tách đạm có Ozone thường được dùng để lọc nước trước khi chảy vào lọc sinh thì hiệu quả hoạt động của lọc sinh học sẽ cao hơn. Tuy nhiên cần phải chú ý đến hàm lượng Ozone trong nước từ bộ tách đạm vi nếu hàm lượng này cao có thể làm chết vi khuẩn trong lọc (vi khuẩn nitrate hoá).

2. Xử lý nước cho trại tôm giống

Ozone là chất rất hiệu quả trong việc xử lý nước trước khi sử dụng cho ương nuôi tôm giống. Ưu điểm của phương pháp xử lý nước bằng Ozone là nhanh, gọn và không phải trung hoà bằng hoá chất độc hai cho tôm con như đối với phương pháp xử lý bằng Chlorine hay thuốc tím (KMnO4). Tuy nhiên, khâu lắng trong nước trước khi xử lý Ozone có thể mất nhiều thời gian. Biên pháp kết hợp là dùng Chlorine liều thấp (5-15 ppm) để làm lắng nước (khoảng 24 giờ) sau đó bơm qua lọc vào bể chứa và tiếp hành xử lý Ozone.

Xử lý nước bằng Ozone trong bể chứa có thể dùng bơm khuấy trộn khí Ozone vào nước thành bọt thật nhuyễn (khoảng 0,5 mm), các bọt này sẽ giúp khuếch tán Ozone vào nước với hiệu suất rất cao so với phương pháp sục Ozone vào bể bằng đá bọt. Với phương pháp dùng máy trộn này, có thể xử lý hoàn toàn một bể 4 m3 nước trong 2 giờ với máy Ozne công suất 4 g/giờ. Nước sau khi xử lý bằng Ozone xong sau khoảng 30 phút là có thể dùng ngay.

Một tiện lợi khác của Ozone là xử lý lại nước đã xử lý nhưng để lâu không sử dụng. Nước đã xử lý mà không sử dụng sau khoảng 1 tuần thì không thể dùng cho ương tôm một cách an toàn do quần thể vi khuẩn đã phát triển trở lại trong nước. Do vậy phải xử lý lại, với Ozone việc xử lý này rất đơn giản, chỉ cần dùng bơm khuấy trộn Ozone vào nước khoảng 30 phút cho bể 4 m3 với máy 4 g/giờ là có thể dùng nước được ngay.

3. Xử lý nước ao nuôi tôm thịt

Xử lý nước trong ao nuôi tôm thịt có thể tiến hành một cách có hiệu quả bằng cách đưa khí Ozone vào đường hút khí của máy thổi Ventury dùng trong ao tôm (còn gọi là máy Oxy nhủi hay máy hoả tiển) hay dùng hệ thống supercharge (ít phổ biến hơn). Nguyên tắc chung là phải tạo bọt khí Ozone càng nhỏ càng tốt để tăng hiệu quả tiếp xúc và lơ lững trong nước. Một máy Ozone 4 g/giờ được thiết kế để sục liên tục cho 2.500 m3 nước ao nuôi tôm công nghiệp.

Liên hệ với Ozone Cường Thịnh để lắp đặt hệ thống máy ozone phù hợp, tối ưu và hiệu quả trong từng quy mô, trang trạng nuôi trồng thủy sản tôm cá.

Công ty cổ phần công nghệ & xây dựng Cường Thịnh

  •  Số 51, ngách 51 ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
  •   (024)3247 4200 -0974.844.211
  •  info@cuongthinhjsc.com.vn
  •  cuongthinhjsc.com.vn